Tóm tắt tiểu sử Đại sư Drupon Jorphel Rinpoche, Viện trưởng Trung tâm Thiền Quốc tế Lamayuru - Ladakh - India
Pháp Vương ở Ladakh là Choje Chosku Tsang khi gặp chú bé Drupon Jorphel Rinpoche trông thật thật trìu mến và dễ thương. Ngài tiên tri nếu chú bé được nuôi dưỡng hoàn hảo và thọ giới xuất gia, chú sẽ mang lại lợi lạc to lớn cho rất nhiều chúng sinh. Ngài đặt tên cho chú là Jorphel Palzangpo.
Ngay khi còn nhỏ, Drupon Jorphel Rinpoche đã biểu lộ lòng từ ái đối với những người nghèo khó và lòng sùng mộ đối với những bậc minh triết. Tuệ giác tỉnh giác và phẩm hạnh thanh cao nơi chú như vốn có bẩm sinh không cần phải rèn luyện.
Năm bốn tuổi, Drupon Jorpehel Rinpoche bắt đầu học với thân phụ về các Tuyển tập Đà la ni; Kinh Súc tích; Tiểu sử của Đức Liên Hoa Sanh. Chú thông làu các nghi thức cử hành Pháp của dòng Drikung Kagyu.
Drupon Sonam Jorphel Rinpoche siêu phàm đã học thuộc lòng các bài Pháp mỗi ngày và ngay trong cả giấc mơ. Một trong nhiều bản văn mà ngài hoàn toàn học thuộc lòng trong giấc mơ là "Hai mươi Lời Tán thán Shinskyong".
Năm lên tám, Drupon Jorphel Rinpoche cúng dường tóc trên đỉnh đầu cho Ladakh Cheje Togden Rinpoche, nhận Pháp danh “Konchok Samtan.” và trở thành một Sa di trong tu viện Yungdrung Tharpa Ling, một trung tâm tu học mà các thánh giả chứng đạo đã tu hành tại đây.
Năm Drupon Jorphel Rinpoche mười sáu tuổi, ngài cùng với hai mươi lăm bạn đồng hành phát nguyện đến Drikung Thil - trung tâm đối với Ý nghĩa Cốt tủy của Dòng Thực hành trong Xứ Tuyết và trụ xứ của Đức Gyalwa Jigten Sumgon. Khởi hành qua Kashmir, Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan và Dromolung, ngài mặc áo giáp xác tín không khiếp sợ trước bất kỳ điều gì xảy ra và ngài đã nhận các quán đảnh và khẩu truyền Giáo lý Năm Thân tại đây. Trong thời gian này, ngài kiên trì thực hành thiền định và nghiên cứu giáo pháp, dù xã hội liên tiếp xảy ra những biến động, những trận chiến và cách mạng tiếp diễn. Sau đó Drupon Jorphel Rinpoche trở về Ladakh và trở thành tổng quản của Tu viện Hensku, một chi nhánh của Yungdrung Tharpa Ling trong năm năm. Một thời gian sau đó, ngài trở thành tổng quản của Tu viện Sangngak Choeling ở Bodhkharbu trong ba năm.
Vì lợi lạc của Phật Pháp và hạnh phúc của chúng sinh, ngài đi gặp Taklung Tsetrul Rinpoche ở Tu viện Zang Zang Palri tại Chushul. Từ vị Thầy này ngài nhận những quán đảnh, khẩu truyền, giáo huấn cốt tủy cũng như các giáo lý nền tảng Bảy Kho tàng của Longchenpa, Ba Chuỗi Nghỉ ngơi, Ba Chuỗi Tự-giải thoát.
Ngài nhận những lời dạy về nhiều giáo lý y học chẳng hạn như bốn Mật điển y học từ bậc chứng ngộ Gelong Gyaltsen Rinpoche ở Tu viện Sharkhul Phuntsog Choling ở Ladakh thượng và nhiều danh sư khác.
Năm ba mươi lăm tuổi, Drupon Jorphel Rinpoche tới Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) gặp Khunu Lama Tenzin Gyaltsen, một yogi ẩn dật vĩ đại, siêu phàm. Tại đây, ngài được Khunu Rinpoche ban cho khẩu truyền byang chub sems bstod (Tán thán Bồ đề tâm), vài hạt giống của cây Bồ đề.
QTruyền thuyết cho rằng, Drupon Jorphel Rinpoche đã nhận kho tàng giáo tối thượng lý của Đức Phật, các quán đảnh, khẩu truyền và giáo huấn cốt tủy, kể cả các giáo lý nền tảng cũng như nhiều giáo huấn sâu rộng như khridyig yeshes blama của Đức Dilgo Khentse Rinpoche - hiện thân của Đức Liên Hoa Sanh và vị lãnh đạo tâm linh của truyền thống Cựu Dịch. Ngài đã nhận Kho tàng giáo lý Quý báu từ Đức Kyabje Drubwang Penor Rinpoche, Taklung Matrul Rinpoche, Shabtrung Rinpoche, Đức Kyabje Dudjom Rinpoche, Đức Karmapa Thứ 16 Rigpe Doẹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma - biểu tượng của nền hòa bình thế giới hiện nay.
Từ năm 1983, Drupon Jorphel đã du hành tới nhiều quốc gia, thiết lập nhiều trung tâm Giáo Pháp như Drikung Tahijong ở Đức, Drikung Phuntsogling tại Áo và trung tâm Giáo Pháp Drikung Kagyu ở Nga giúp cho nhiều người chuyển tâm về với giáo Pháp. Trong số các đệ tử của ngài, nhiều người là những đại thí chủ của Giáo Pháp.
Hiện nay, một số đại đệ tử của ngài có Tara ở Áo và Ngakpa Rinchen Phuntsok là những người đã hiến dâng toàn bộ đời mình cho việc phụng sự Phật pháp. Một số các đệ tử khác của ngài thuộc các truyền thống Sakya, Gelug, Kagyu và Nyingma cũng như ở Ấn Độ, Trung quốc, Nepal và Tây Tạng, là những người tìm kiếm sự toàn giác, nỗ lực nghiên cứu và thực hành Pháp và bước đi trên con đường tam học (Giới, Định, Huệ) và nghiên cứu Tam Tạng Kinh điển (Kinh, Luật Luận).
Ngoài ra, Drupon Jorphel Rinpoche đã du hành ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Thụy sỹ, Đài Loan, Mã Lai và Nga mang lại nhiều lợi lạc cho tất cả chúng sinh bằng cách xoay chuyển tâm họ về Pháp.
Vào năm 2000, trong Khóa Giảng Năm Tỵ tại Jangchub Ling, Ấn Độ, Drupon Jorphel Rinpoche đã thực hiện một công hạnh bố thí vĩ đại bằng cách ban Giáo Pháp như cam lồ là bảy Mật điển của Ngok Lotsawa, chẳng hạn như Hey Vajra, cùng nhiều sadhana (nghi quỹ) và những luận thuyết, cho một tập hội hơn một ngàn tu sĩ, trong đó có nhiều Khenpo và Tulku.
Cuộc đời ngài đã thiết lập nhiều trường Phật học, nhiều trung tâm thiền tập, nhiều bảo tháp tạo Đức, Áo, Nepal, Ấn Độ, Nga . . . Công hạnh của ngài đã góp phần rất lớn cho việc gây quỹ xây mới các tu viện, tổ chức các đại lễ, tạo dựng nhiều pháp cụ, pháp khí linh thiêng cho nhiều tu viện của nhiều tông phái khác nhau.
Ngài vẫn không mệt mỗi với hạnh nguyện hoằng dương Phật Pháp khắp các nơi trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia mà Phật giáo với hơn 2.000 lịch sử tồn tại đang có khuynh hướng phát triển mạnh và ngài cũng đã phát nguyện hoằng truyền thánh giáo trên quê hương này.